Chào mừng đến với Cổng thông tin điện tử Ngành Y Tế Thành phố Hải Phòng
Tổng kết công tác phòng chống dịch năm 2024 và triển khai phướng nhiệm vụ năm 2025
Sáng 21/2/2025, Sở Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng chống dịch năm 2024 và triển khai phướng nhiệm vụ năm 2025. TS. Phan Huy Thục – Phó Giám đốc Sở Y tế chủ trì hội nghị. Báo cáo tại Hội nghị, Ths.Phan Hồng Hải – Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố cho biết: năm 2024 thành phố ghi nhận số ca mắc SXHD kỷ lục với hơn 22 nghìn ca. Số ca mắc ghi nhận ở tất cả các tháng, mức độ gia tăng bắt đầu vào cuối  tháng 5 (tuần 21) và đạt đỉnh sớm vào tháng 8 (tuần 31) với 1.455 ca. Số mắc tích lũy đạt mức kỷ lục trong 10 năm gần đây với trung bình hơn 400 ca mắc/tuần; tập trung chủ yếu tại khu vực nội thành với 18.430 ca (chiếm 82% tổng số ca mắc).

Sáng 21/2/2025, Sở Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng chống dịch năm 2024 và triển khai phướng nhiệm vụ năm 2025. TS. Phan Huy Thục – Phó Giám đốc Sở Y tế chủ trì hội nghị.
Báo cáo tại Hội nghị, Ths.Phan Hồng Hải – Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố cho biết: năm 2024 thành phố ghi nhận số ca mắc SXHD kỷ lục với hơn 22 nghìn ca. Số ca mắc ghi nhận ở tất cả các tháng, mức độ gia tăng bắt đầu vào cuối  tháng 5 (tuần 21) và đạt đỉnh sớm vào tháng 8 (tuần 31) với 1.455 ca. Số mắc tích lũy đạt mức kỷ lục trong 10 năm gần đây với trung bình hơn 400 ca mắc/tuần; tập trung chủ yếu tại khu vực nội thành với 18.430 ca (chiếm 82% tổng số ca mắc).

anh tin bai

 Ths.Phan Hồng Hải – Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố báo cáo

Bệnh Sởi trong năm 2024 bắt đầu được ghi nhận từ tháng 10/2024. Đến hết tháng 12/2024 ghi nhận 21 trường hợp; so với năm 2023 số mắc tăng 21 ca (năm 2023: 0 ca mắc). Bệnh Dại ghi nhận 1 trường hợp mắc vào tháng 5/2024 tại xã Phù Ninh, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng. (Nạn nhân bị chó cắn tại Campuchia). Bệnh tay chân miệng năm 2024 ghi nhận 779 ca; so với năm 2023 giảm 587 ca. Bệnh COVID-19 năm 2024 có 630 ca mắc; giảm 312 ca so với năm 2023. Bệnh Đậu mùa khỉ ghi nhận 1 ca mắc có địa chỉ tại Lê Chân. Bệnh nhân bị lây nhiễm khi đi khám và điều trị tại BV Da liễu Trung ương. Các bệnh truyền nhiễm gây dịch khác có số mắc tương đương năm 2023.
Cũng trong năm 2024, các chỉ tiêu về tiêm chủng đều đạt kế hoạch đề ra. Tiêm chủng đầy đủ 8 loại Vắc xin cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt 96,73%; Tiêm vắc xin IPV cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 96,17%; Tiêm nhắc lại vắc xin sởi mũi 2 cho trẻ 18 đến 24 tháng tuổi đạt 95,16%; Tiêm chủng Vắc xin viêm não Nhật Bản 2 mũi cơ bản cho trẻ 1 tuổi đạt 93,75%.
Dự báo trong năm 2025, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm có thể tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Các bệnh dịch lưu hành cao vào mùa thu đông và đông xuân như cúm và các bệnh đường hô hấp có thể tăng. Sốt xuất huyết vẫn là một thách thức y tế. Trong đó, các yếu tố nguy cơ làm bùng phát bệnh bao gồm biến đổi khí hậu, đô thị hóa, giao thương và phát triển du lịch, gia tăng di dân cũng như sự gia tăng của các vật chứa mầm bệnh và sự hạn chế kiểm soát véc tơ. Các ca bệnh lây từ động vật sang người như dại, cúm gia cầm ở người, liên cầu lợn,… có thể tiếp tục xuất hiện.
Tại Hội nghị, đại diện các đơn vị đã cùng nhau thảo luận và trao đổi về: công tác quản lý thu dung điều trị và công tác báo cáo về Bệnh SXH; công tác xử lý ổ dịch và quản lý ca bệnh; công tác huy động sự ủng hộ và tham gia của chính quyền, các ban ngành và nhân dân vào hoạt động chống dịch; công tác truyền thông phòng chống dịch Sốt xuất huyết Dengue.

anh tin bai

TS. Phan Huy Thục – Phó Giám đốc Sở Y tế phát biểu chỉ đạo

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, TS. Phan Huy Thục – Phó Giám đốc Sở Y tế ghi nhận những nỗ lực của toàn ngành trong công tác phòng chống dịch trong năm 2024. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng chống dịch vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Phó giám đốc Sở Y tế đề nghị các đơn vị ngay từ đầu năm cần xây dựng kế hoạch, phương án, kịch bản phòng chống dịch. Đề nghị các đơn vị, địa phương quan tâm nâng cao năng lực phòng chống dịch bệnh, trong đó đặc biệt quan tâm củng cố năng lực hệ thống giám sát, công tác dự báo tại địa phương và thành phố để không bị động trước mọi tình huống. Tổ chức đào tạo tập huấn cho hệ thống y tế dự phòng và thu dung điều trị về các bệnh mới nổi. Các đơn vị cần chủ động rà soát, bổ sung hoá chất, sinh phẩm, vật tư trang thiết bị y tế, thuốc, không để tình trạng thiếu thuốc, hoá chất sinh phẩm trong phòng chống dịch. Tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác thống kê, báo cáo. Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung. Phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác vệ sinh môi trường, triển khai các chiến dịch; duy trì tổ phòng chống dịch tại cộng đồng. Tiếp tục quan tâm đến công tác tiêm chủng mở rộng, trong đó có vắc xin về phòng chống sốt xuất huyết.

Phạm Sen – Khoa Truyền thông GDSK, CDC Hải Phòng









Thông tin mới nhất




Đăng nhập