21/05/2025
Tăng cường công tác phòng, chống bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Theo thông tin từ Bộ Y tế, trong 28 ngày qua, toàn thế giới ghi nhận hơn 25.000 ca mắc COVID-19, giảm gần 57% so với chu kỳ trước đó. Tuy nhiên, tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp tại một số quốc gia, trong đó Thái Lan ghi nhận trên 53.000 ca mắc, tập trung chủ yếu tại thủ đô Bangkok. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác nhận biến thể phụ XBB.1.16 của chủng Omicron có khả năng lây lan nhanh, tuy chưa có bằng chứng rõ ràng về việc làm tăng mức độ nặng của bệnh. Tại Việt Nam, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 148 ca mắc rải rác tại 27 tỉnh, thành phố; không có ca tử vong; số ca mắc mới có xu hướng tăng nhẹ trong thời gian gần đây.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, trong 28 ngày qua, toàn thế giới ghi nhận hơn 25.000 ca mắc COVID-19, giảm gần 57% so với chu kỳ trước đó. Tuy nhiên, tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp tại một số quốc gia, trong đó Thái Lan ghi nhận trên 53.000 ca mắc, tập trung chủ yếu tại thủ đô Bangkok. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác nhận biến thể phụ XBB.1.16 của chủng Omicron có khả năng lây lan nhanh, tuy chưa có bằng chứng rõ ràng về việc làm tăng mức độ nặng của bệnh. Tại Việt Nam, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 148 ca mắc rải rác tại 27 tỉnh, thành phố; không có ca tử vong; số ca mắc mới có xu hướng tăng nhẹ trong thời gian gần đây.
Tính đến hết ngày 30/4/2025, Hải Phòng ghi nhận 17 ca mắc COVID-19; tuy nhiên, từ ngày 01 đến 15/5/2025 đã ghi nhận 37 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc từ đầu năm đến nay là 54 ca. Mặc dù chưa ghi nhận ổ dịch tập trung, nhưng tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại nếu không được kiểm soát kịp thời.
Trước tình hình trên, nhằm đảm bảo hiệu quả công tác phòng, chống dịch và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị trực thuộc khẩn trương cường công tác giám sát, phát hiện sớm ca bệnh . Chủ động giám sát tại cộng đồng, các cơ sở y tế, cửa khẩu nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19. Lấy mẫu xét nghiệm các ca có triệu chứng nghi ngờ, đặc biệt tại các điểm nguy cơ cao. Thực hiện báo cáo ca bệnh đầy đủ, chính xác, kịp thời về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố và Sở Y tế trên Hệ thống báo cáo phần mềm Thông tư 54/TT-BYT.
Các cơ sở khám, chữa bệnh rà soát, chuẩn bị sẵn sàng khu vực cách ly, nhân lực, cơ sở vật chất, thuốc men, trang thiết bị y tế phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19. Ưu tiên chăm sóc, quản lý chặt chẽ các trường hợp thuộc nhóm nguy cơ cao: người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai…
Đẩy mạnh công tác truyền thông phòng, chống dịch. Phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, đặc biệt trước nguy cơ xuất hiện và lan rộng của biến thể phụ XBB.1.16. Đeo khẩu trang tại nơi công cộng, cơ sở y tế, trên phương tiện giao thông công cộng. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Hạn chế tụ tập đông người khi không cần thiết. Khi có các triệu chứng sốt, ho, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra, theo dõi. Người dân trở về từ các khu vực đang có dịch cần tự theo dõi sức khỏe và thực hiện biện pháp phòng lây lan cho cộng đồng.
Các đơn vị tiếp tục cập nhật, điều chỉnh kế hoạch ứng phó dịch bệnh phù hợp với tình hình thực tế. Đảm bảo chế độ thường trực, báo cáo nhanh khi có tình huống bất thường xảy ra. Chủ động phối hợp với các ban, ngành, địa phương trong công tác kiểm soát, xử lý khi có ca bệnh.
Thông điệp truyền thông: “Tăng cường phòng, chống COVID-19 từ sớm, từ xa – Không chủ quan trước biến thể mới. Cảnh giác nhưng không hoang mang – Chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng”.
Sở Y tế yêu cầu các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện.
Khoa Truyền thông GDSK, CDC Hải Phòng
Cổng thông tin điện tử Sở Y tế Hải Phòng